Sâm Ngọc Linh Quảng Nam

Blog

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam và các tên gọi

  • Sâm Trúc – vì thân nó có đốt như cây trúc và tiết ra sâm.
  • Củ Gải Rọm conhay cây thuốc giấu – tại vì quý hiếm nên người Xê Đăng bảo nhau giấu để dùng.
  • Năm 1973 theo nhu cầu làm thuốc cho bộ đội, Khu Y Tế Trung Bộ cử dược sĩ Đào Kim Long đi khảo sát các loại dược liệu. Tại vùng núi Ngọc Linh thuộc quản lý của Quân Khu 5, họ tìm được loại Sâm quý hiếm nên đã đặt tên là Sâm K5.
  • Sâm Ngọc Linh có danh pháp khoa học gọi chung là Panax vietnamensis, thuộc họ Cuồng Cuồng.

Sâm Ngọc Linh phân bố ở đâu?

Sâm Ngọc linh được phát hiện ở chân núi Ngọc Linh thuộc khối núi Ngọc Linh xã Trà Linh, Nam Trà My, một khối núi cao nhất khu vực miền Trung nằm trên dãi trường Sơn. Tuy khối núi trải qua nhiều tỉnh như Gia Lai, Quảng Ngãi, Kontum, Quảng Nam, nhưng Sâm Ngọc Linh chỉ phân bố ở hai tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum.

Núi Ngọc Linh

  • Sâm sinh trưởng ở độ cao 1.200m trở lên, mọc trên lớp đất vàng đỏ trên đá Granit dày trên 50cm có độ mùn cao, tơi xốp và rừng nguyên sinh còn rộng.
  • Sâm đã được di thực trồng tại các xã Tr’hy, Ch’Om (huyện Tây Giang), Phước Lộc ( Phước Sơn), Trà Nam và Trà Cang (Nam Trà My) tỉnh Quảng Nam và cho kết quả tốt:  tỉ lệ cây sống là 80%, hàm lượng saponi di thực tương đồng với mẫu sâm nguyên chủng.

Điều kiện sinh trưởng của Sâm Ngọc Linh Quảng Nam

Hiện tại theo nghiên cứu khoa học và qua các cuộc thử nghiệm di thực thì yếu tố nhiệt độ, lượng mưa ở Vùng núi Ngọc Linh  là phù hợp nhất để cho ra củ Sâm đạt chất lượng.

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam ưa mùn, ưa bóng mát.

  • Sâm tự nhiên và sâm trồng đều chỉ sinh trưởng và phát triển dưới các tán rừng nguyên sinh, nơi có thảm mục dày ( tầng mùn), không mọc dưới đất.
  • Sinh trưởng tốt trong điều kiện độ ẩm cao (từ 95-100%) nhưng không chịu ngập úng. Úng lâu ngày Sâm sẽ bị thối, nếu sống sót được thì Sâm sẽ bị giảm chất lượng do Saponin sẽ bị hòa tan trong nước.

Trồng thử Sâm Ngọc Linh vào chậu để theo dõi, đánh giá khả năng sinh trưởng của Sâm so với ngoài đất.

  • Trồng, di thực tốt nhất vào cuối mùa thu ( tháng 9-10).
  • Ưa bóng, thường sinh trưởng và phát triển dưới các tán rừng kín thường xanh cây lá rộng đôi khi xen cả cây lá kim với độ che phủ đạt trên 80%.

Cây Sâm Ngọc Linh Quảng nam con tươit tốt trên tầng lá mục

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam có đặc điểm gì?

Sâm Ngọc Linh Quảng Nam

Đặc điểm Sâm Ngọc Linh Quảng Nam.

  • Phần rễ củ, gọi là rễ củ vì mang nhiều rễ (còn gọi là phần tua sâm).
  • Phần thân củ: là phần củ mang thân, mỗi năm nó sẽ dài thêm một đốt ( mỗi đốt dài từ 5-10cm, dựa vào số đốt để định tuổi của Sâm) Phần này có tính hướng thiên, tức là mọc lộ lên khỏi mặt đất.
  • Thân khí ( phần thân lộ ra trên mặt đất) sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4-7mm (thân thường tàn lụi hàng năm vào mùa đông và mọc trở lại vào mùa xuân.

Cận cảnh Phần rễ củ

  • Lá Sâm là kiểu lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3-5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6-12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12-15 cm, rộng 3-4 cm. Lá chét phiến hình bầu dục, mép có răng cưa, chóp nhọn, lá có lông ở cả hai mặt.
  • Sâm chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá.

Hạt Sâm Ngọc Linh

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Công dụng của Sâm Ngọc Linh Quảng Nam tại đây

Chia sẻ với bạn bè

Viết bình luận

Chuyên mục